Cách khôi phục tập tin Google Drive bị xóa
Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) là nhóm bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những bệnh này thường không được chú ý và có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Ngày quốc tế phòng chống NTD 30.1 năm nay, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phòng chống NTD; cần tích hợp các mục tiêu NTD vào các mục tiêu y tế; đồng thời kêu gọi ủng hộ các nguồn lực bền vững để đáp ứng các mục tiêu lộ trình NTD của WHO. Theo lộ trình, WHO hướng tới mục tiêu đến 2030 giảm 90% số người cần điều trị NTD; xóa bỏ ít nhất một NTD khỏi 100 quốc gia, xóa sổ hai căn bệnh (bệnh giun chỉ và bệnh ghẻ cóc) trên toàn cầu.WHO đánh giá, dịch tễ học của NTD rất phức tạp và thường liên quan đến các điều kiện môi trường. Nhiều bệnh thuộc NTD là do véc tơ (vật trung gian) truyền, có vật chủ là động vật và liên quan đến vòng đời phức tạp, khiến việc kiểm soát sức khỏe cộng đồng khó khăn. Các bệnh bị "bỏ quên" vì chúng hầu như không có trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu. Tại một số nơi, ngay cả khi triển khai bảo hiểm y tế, NTD chỉ nhận được các nguồn lực hạn chế và hầu như bị các cơ quan tài trợ toàn cầu bỏ qua. Các bệnh này còn liên quan đến sự kỳ thị. Trên toàn cầu, số người cần can thiệp NTD (cả phòng ngừa và chữa bệnh) là khoảng hơn 1 tỉ người.Theo WHO, nhiễm giun sán là bệnh còn khá thường gặp trong nhóm NTD. Trong đó, bệnh sán dây nhỏ, bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vẫn còn ghi nhận tại nhiều nơi. Sán dây nhỏ là bệnh do ấu trùng của sán dây hình thành nang, gây bệnh trong các cơ quan của cơ thể người. Người mắc bệnh do ăn phải trứng sán dây thường có trong phân của chó và động vật hoang dã. Còn sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn mắc phải do ăn cá, động vật giáp xác và rau bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng, chưa được nấu chín.Cũng theo WHO, một trong các bệnh NTD bị lãng quên là bệnh do virus dại lây truyền sang người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Bệnh thường gây tử vong khi đã có triệu chứng.Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 84 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành. Nguyên nhân tử vong do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại; tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định; do tự điều trị, dùng thuốc nam; tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.Đáng lưu ý, trong các bệnh bị lãng quên, hiện vẫn ghi nhận các bệnh nhiễm trùng da do ve, bọ chét hoặc chấy gây ra. Trong đó, bệnh ghẻ xảy ra khi con ve đào sâu vào lớp trên cùng của da người, nơi chúng sinh sống và đẻ trứng, gây ngứa dữ dội. Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể vì ghẻ rất dễ lây lan.Yến Nhi ‘Mắt Ngọc’: Từng nghĩ quẩn khi bị phụ tình, lâm cảnh vỡ nợ
Trong không khí rộn ràng, ấm cúng của những ngày Tết Nguyên đán, nhiều người chia sẻ hình ảnh, clip sum vầy cùng gia đình lên mạng xã hội. Trong đó có clip cụ ông 98 tuổi vui vẻ lì xì cho em gái 96 tuổi, cụ bà cũng gửi lời chúc dễ thương đến anh trai: "Năm mới mừng tuổi anh hai khỏe mạnh, sống lâu vô thời hạn".Trao đổi với Thanh Niên, chị Thái Lam Lam, cháu dâu của cụ bà cho biết, cụ ông trong clip là Trần Ngọc Đáng (98 tuổi), cụ bà là Trần Thị Khen (96 tuổi). Cụ Khen là bà ngoại của chồng chị Lam. Cụ ông hiện đang ở trong một khu nhà vườn ở TX.Tân Châu, An Giang còn cụ bà ở với con cháu tại TP.HCM. Cụ ông và cụ bà còn một em gái út tên là Trần Ngọc Trong năm nay 89 tuổi, nhà ở cách anh trai không xa."Mỗi tết con cháu đều đưa các cụ cùng gặp nhau ở quê. Vườn ở quê có mấy căn nhà liền kề, anh em đều ở gần đó. Mong muốn của tất cả con cháu là các cụ luôn khỏe mạnh, vui vẻ bên nhau, sống lâu mãi mãi. Dịp tết này, các cụ gặp nhau, mỗi sáng đều ngồi lại trò chuyện nhắc lại kỷ niệm xưa rất vui vẻ".Được biết, cụ ông có 7 người con, em gái có 3 người con đều đã lớn tuổi. Nhiều người bày tỏ sự xúc động trước tình cảm giữa hai anh em, đồng thời khen ngợi sự "trẻ trung", lạc quan của cả hai cụ.Tài khoản Bình Nguyên bình luận: "Đến tuổi này mà vẫn giữ được tình cảm anh em vậy thật quý lắm, gia đình phước đức nhiều". Bạn Tứ Đức chia sẻ: "Ông bà dễ thương quá, chắc lúc trẻ ông cưng em gái dữ lắm. Chúc 2 cụ năm mới nhiều sức khỏe, gia đình con cháu bình an".
Có nên mua ô tô cũ giá dưới 200 triệu đồng?
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Mới đây, câu chuyện người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) dẫn con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) về TP.HCM tìm lại mẹ, được đăng trên Báo Thanh Niên qua bài viết: Sau 30 năm, người cha Pháp vượt 10.000 km dẫn con gái về TP.HCM tìm mẹ, đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ rộng rãi của quý độc giả. Trong các bài lan tỏa câu chuyện trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự xúc động trước hành trình tìm lại nguồn cội của cô gái Pháp cũng như tấm lòng nhân hậu, quảng đại của người cha. Bên cạnh đó, nhiều người mong cầu cho phép màu xảy ra trên hành trình đặc biệt của cha con ông Philippe tại TP.HCM. Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Sau khi bài viết trên Báo Thanh Niên được chia sẻ, bà Hương đã nhận được nhiều thông tin từ quý độc giả. Trong số đó, có những thông tin quan trọng, hữu hiệu cho cuộc tìm kiếm."1 ngày sau khi bài báo được chia sẻ, tôi nhận được thông tin về một người phụ nữ có thông tin hoàn toàn trùng khớp với thông tin của mẹ ruột Mai Anh. Sau khi đối chiếu hồ sơ và lắng nghe câu chuyện, tôi nhận thấy khả năng cao đây là mẹ ruột Mai Anh nên đã lấy mẫu làm xét nghiệm ADN ngay sau đó rồi chờ kết quả", bà Hương tâm sự.Sau thời gian hồi hộp, cuối cùng, xem kết quả xét nghiệm ADN với lời kết luận người phụ nữ ở TP.HCM và Oriane Mai Anh Tougeron "có quan hệ huyết thống mẹ con", bà Hương đã vỡ òa hạnh phúc, thông báo tin vui này cho cha con ông Philippe.Thời điểm này, ông Philippe và con gái đang ở Đồng Nai thăm gia đình Việt Nam của anh Maxime, cũng là một người con nuôi gốc Việt của người cha Pháp. Vừa nghe tin, ông Philippe và chị Oriane đã bất ngờ, cảm xúc khó có thể diễn tả hết bằng lời.Chia sẻ với Thanh Niên ngay khoảnh khắc nhận được tin vui, chị Oriane cho biết bản thân vừa bất ngờ, vừa hạnh phúc. Mọi thứ đến với chị quá nhanh đến mức không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được cảm xúc lúc này."Ngay chỉ sau 1 ngày bài viết được chia sẻ, tôi đã có tin. Thật khó tin, nhưng lại là sự thật. Đó thực sự là một phép màu. Tôi thực sự cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trên hành trình này", cô gái Pháp chia sẻ.Cạnh bên, người cha cũng không giấu được niềm vui. Bởi ngay trong lần đầu tiên về Việt Nam tìm mẹ cho con gái sau 30 năm dài đằng đẵng, cha con đã nhận được tin vui "thần tốc".Ông Philippe dành những lời cảm ơn chân thành nhất đến Báo Thanh Niên, ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương cũng như tất cả những người tốt bụng đã giúp đỡ ông và con trên hành trình này, để có được phép màu hôm nay. Đầu tuần sau, cha con ông sẽ từ Đồng Nai trở lại TP.HCM. Họ hồi hộp mong chờ cuộc gặp với gia đình Việt Nam của Oriane. Từ đây, những câu hỏi về gốc gác, nguồn cội mà Oriane mang theo 3 thập kỷ sẽ được giải đáp, để rồi cô gái gốc Việt sẽ không còn băn khoăn gì về bí mật lớn nhất cuộc đời mình, rằng: "Vì sao mẹ lại bỏ con!".Ông Huỳnh Tấn Sinh từ nước Pháp xa xôi, khi nghe tin cũng đã dành những lời chúc mừng cho ông Philippe và con gái. Ông Sinh cho biết ông vô cùng hạnh phúc và xúc động trước phép màu này. Chính niềm hạnh phúc của những người được ông giúp đỡ trong khoảnh khắc tìm thấy được thân nhân cũng là động lực để người đàn ông tốt bụng tiếp tục hành trình nhân đạo của mình.Điều gì sẽ đón chờ cô gái Pháp và cha nuôi trong cuộc gặp lại gia đình ruột sắp sửa, sau gần 3 thập kỷ?
Phát hiện cách truy cập nhanh Gemini AI trên Google Chrome
Schmidt có nhiều lợi thế để trở thành trung vệ chất lượng ở V-League. Anh cao 1,85 m, sở hữu thể hình ấn tượng và có tư duy chơi bóng hiện đại nhờ việc được trải nghiệm môi trường bóng đá tại Đức, nơi anh sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản khi anh quyết định trở về quê hương. Năm 2017, trong lần đầu thử sức môi trường bóng đá VN, cầu thủ sinh năm 1994 đã thất bại. Anh không thể hiện được nhiều khi thử việc tại CLB Hải Phòng và đương nhiên không được ký hợp đồng.Thực tế, chất lượng chuyên môn của Schmidt không đến nỗi tệ nhưng nếu ký hợp đồng với anh thời điểm đó, CLB Hải Phòng mất đi một suất ngoại binh vì trung vệ này chưa có quốc tịch VN. Đội bóng đất cảng sau đó giới thiệu anh cho CLB Than Quảng Ninh nhưng cũng không thành công. Đến đầu năm 2018, mọi chuyện cũng chẳng tiến triển gì. Anh tìm kiếm cơ hội ở CLB Quảng Nam nhưng lại không may dính chấn thương. Phải đến giai đoạn 2 của mùa giải 2018, Schmidt được CLB Hải Phòng chính thức chiêu mộ khi đã có quốc tịch VN. Ngay lập tức, anh được trao cơ hội đá chính và chơi ấn tượng, trở thành trụ cột của đội bóng này.Schmidt chia sẻ về giai đoạn khó khăn khi mới trở lại VN: "Tôi mất vài năm để có được quốc tịch VN. Đó là một hành trình khá dài nên tôi rất hạnh phúc khi cuối cùng cũng cầm được trên tay tấm hộ chiếu VN. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi".Anh nói thêm về chuyên môn: "Bóng đá VN rất khác với bóng đá châu Âu. Bạn phải thay đổi rất nhiều để thích nghi, đáp ứng các yêu cầu về mặt chuyên môn. Tôi mất kha khá thời gian để làm quen đấy. Tôi học được rất nhiều điều khi thi đấu tại V-League. Giờ đây, giải đấu đang được cải thiện chất lượng qua từng ngày, từng mùa giải. Tôi thực sự hạnh phúc khi trở thành một phần của giải đấu cao nhất VN".Nhờ được nhập tịch VN, Schmidt có cơ hội thi đấu tại V-League, được gia nhập CLB Bình Định ở thời kỳ đội bóng đất võ hưng thịnh nhất và được góp mặt ở đội tuyển VN dưới thời HLV Park Hang-seo. Anh vẫn còn giữ nguyên sự xúc động khi kể về lần đầu tiên được triệu tập lên đội tuyển VN và ra sân ở trận giao hữu với Afghanistan (năm 2022): "Tôi biết ơn HLV Park vì cơ hội được khoác lên mình màu áo đội tuyển, thật tuyệt vời. Tôi hạnh phúc khi được là một phần của tập thể đoàn kết, với những cầu thủ đẳng cấp có cùng chí hướng. Trong những buổi tập, chúng tôi đều tập luyện cực kỳ nghiêm túc, tập trung để cống hiến cho màu cờ sắc áo. Đó cứ như một giấc mơ vậy. Tôi cũng muốn cảm ơn Liên đoàn Bóng đá VN đã nỗ lực để trao cơ hội cho những cầu thủ Việt kiều như tôi".Sau hơn 6 năm sinh sống tại VN, có lẽ bên trong trung vệ Việt kiều Đức này là một Bùi Đức Duy (tên VN của anh) chứ không phải Schmidt. Anh bộc bạch: "Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này, tôi đã có một cảm giác rất quen thuộc, rất ấm áp và tôi muốn sinh sống tại VN. Tôi muốn khám phá bản thân mình, tìm hiểu về nền văn hóa mà cha tôi thuộc về, và đó cũng là nơi tôi thuộc về. Bây giờ, những cảm giác đó được nuôi dưỡng và lớn hơn nhiều. Mỗi ngày, tôi đều cảm thấy biết ơn vì được sống ở VN. Cuộc sống ở đây tốt hơn ở Đức nhiều. Mọi người đều ấm áp, tử tế, tốt bụng. Thời tiết ở đây cũng rất đẹp, dù đôi lúc có hơi nóng một chút, làm cho bạn luôn muốn nở một nụ cười mỗi khi thức dậy. Tôi cảm thấy đời đẹp hơn nhiều khi ở VN. Tôi rất yêu VN, yêu những thành phố, yêu biển, núi, những cung đường kỳ vĩ ở Hà Giang, những bãi cát ở Mũi Né… và rất nhiều địa danh khác".Bản thân Schmidt cũng tích cực học tiếng Việt để cải thiện khâu giao tiếp với đồng đội trên sân. Anh cho biết mình tiến bộ rất nhiều so với thời còn khoác áo CLB Hải Phòng hay Bình Định. Anh có thể giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày một cách thoải mái, hiểu khoảng 80 - 90% những gì người khác nói, tùy theo chủ đề. Và đương nhiên, anh học tiếng Việt để sinh sống lâu dài ở VN.Schmidt dành cho VN rất nhiều lời có cánh: "Như tôi đã nói, tôi rất yêu văn hóa, tôi yêu mọi thứ ở VN. Không khí gia đình, các đồng đội luôn đoàn kết. Tôi được là chính mình ở VN. Tôi được chấp nhận mọi khuyết điểm. Tôi cũng thích ẩm thực VN nữa. Tôi có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Đối với tôi, VN là đất nước mà tôi luôn muốn được gắn bó mỗi ngày. Tôi muốn tiếp tục làm việc ở đây. Tôi đã xác định rằng sau khi giải nghệ, tôi tiếp tục sống ở mảnh đất này. Còn chuyện tương lai, tôi chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi không chắc có làm HLV hay không nhưng chắc chắn rằng dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi vẫn sẽ định cư tại VN. Ở đây, tôi được là chính mình hơn bất cứ đâu. VN là tổ ấm".Anh chia sẻ thêm: "Tôi có nhiều sự thay đổi tích cực khi sống ở VN. Nơi đây cho tôi những thứ mà mình hằng mơ ước. VN luôn đặc biệt, cho tôi những cảm giác mà không thể diễn tả bằng lời. Tôi muốn lấy vợ VN không ư? Đương nhiên là có. Nhưng tôi nghĩ để tìm được một người phù hợp cũng không đơn giản.Hãy để thời gian trả lời cho chuyện này". (còn tiếp)